- Trong công ty anh chị ai là người chịu trách nhiệm bán hàng? => Gần như 100% trả lời đó là ĐỘI SALES.
- Vậy ai là người chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng? => Vẫn là con số gần tuyệt đối trả lời ĐỘI MARKETING.
- Vậy ai là người có trách nhiệm giữ khách hàng ở lại với công ty? => Đồng thanh trả lời: Sales và Marketing.
- Với tôi, bảo vệ vẫn có thể trở thành nhân viên bán hàng xuất sắc và chị lao công vẫn có thể trở thành nhân viên chăm sóc khách hàng xuất chúng.
Đọc hết 2 ví dụ dưới đây bạn sẽ tròn mắt và ỒH, THÌ RA THẾ, CTY MÌNH CŨNG ĐANG BỊ LỖI NÀY.
- Bảo vệ: Anh Bình chờ tôi gọi báo sếp đã rồi đi vào.
- Bảo vệ: không được, ở đây quy định bảo vệ phải gọi báo cho người cần liên hệ xác nhận rồi mới được vào. Anh ngồi đỡ đó chờ đi.
- Anh quay sang trách anh bảo vệ thì anh bảo vệ nói “Nhiệm vụ của tôi là bảo vệ, theo quy định tôi phải gọi xác nhận đúng người thì mới dám cho vào”.
- Hồi sau đi vào trong anh trách cô tiếp tân “Sao anh Bình tới nãy giờ em không mời anh ấy vào ngồi uống cafe chờ anh xíu?”. Cô lễ tân đáp “Em đâu có biết, chỉ khi nào qua bảo vệ vào đây thì em mới hướng dẫn khách được chứ?”
- Vậy bảo vệ có đóng vai trò quan trọng trong việc làm khách hàng hài lòng không?
- Bảo vệ có đóng vai trò quan trọng trong bán hàng không?
- Bảo vệ có đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân khách hàng không?
Câu trả lời là CÓ. Vậy nhưng rất ít doanh nghiệp để ý đến điểm chạm này. Họ biến bảo vệ thành một chốt chặn vững chắc ngăn khách hàng đến với công ty. Bảo vệ trở thành nhân viên ĐUỔI KHÁCH HÀNH CHUYÊN NGHIỆP. Giải pháp cho vấn đề này là gì tôi nghĩ 99% những người đọc đã có cái trả lời.
– Khi bạn tới một số nhà hàng, bước vào cửa là các em chân dài chân ngắn, hót gơn này nọ chào đón niềm nở. Vào quán gọi món và được các em tư vấn rất nhiệt tình; đến khâu ăn, các em rót bia, gắp món rất quyết liệt. Nhưng điểm chạm kinh khủng ập đến khi bạn đi “xả nước cứu thân”. Tại sao vậy?
- Nhiều người nói họ không dám thở khi vào WC;
- Nhiều người nói đi vệ sinh xong ra họ không dám ăn; con gái tôi đi ăn lẩu bò;
- Cháu vào nhà vệ sinh xong rồi quay trở ra bắt tôi chở về nhà để… đi vệ sinh vì không dám đi vệ sinh ở quán.
Vậy chị lao công là người ĐUỔI KHÁCH KHÔNG SÓT MỘT AI hay mấy em Sales?
“Nếu bạn cải thiện chất lượng nhà vệ sinh sạch sẽ như khách sạn 5 sao sẽ chỉ làm tăng khoảng 3% chi phí vận hành nhưng doanh số bán hàng tăng trung bình tới 37%”. Bạn hãy tưởng tượng nếu nhà hàng của bạn đang có doanh số trung bình 1 tỷ/ tháng, giờ phát sinh thêm 3% chi phí nhưng doanh số tăng tới 37% thì nó sẽ thế nào?
- BÀI TIẾP THEO: BÀI 22: TÔI LÀM BẢO VỆ SAO LẠI PHẢI BÁN HÀNG?
#serieskhởinghiệp #chiếnlượckhácbiệt #thếgiớigiấy #ankhang #Roto #Japani #sachifarms.
Tác Giả: Mai Quốc Bình ( CEO Thế Giới Giấy)