Câu hỏi 1: Bảo vệ không cho vào đúng rồi còn gì?
- Cách 1: Khách tới cty, bảo vệ có nhiệm vụ báo cho người cần liên hệ, người cần liên hệ sẽ tự đón tiếp khách của mình. Nếu gọi 2 cuộc mà không liên hệ được người cần liên hệ thì bảo vệ báo cho tiếp tân và hướng dẫn khách vào chỗ tiếp tân. Tiếp tân có nhiệm vụ đón khách, mời khách vào phòng khách chờ, uống nước và tiếp tục liên hệ người cần gặp.
- Cách 2: Khách tới bảo vệ, nhiệm vụ của bảo vệ là lấy thông tin cơ bản và sau đó hướng dẫn khách vào tiếp tân. Tiếp tân có nhiệm vụ đón khách, mời khách nước và liên hệ người cần gặp.
Cả 2 cách này đều làm cho khách có cảm giác mình chào đón “như những vị khách thực thụ’’. Họ có chỗ ngồi sạch sẽ, mát mẻ, có nước uống, có điện, wifi… có thể tranh thủ làm việc nếu phải chờ lâu.
Câu hỏi 2: Bảo vệ là của công ty bảo vệ làm sao theo ý mình?
- Bảo vệ vốn dĩ nó là một sản phẩm (dịch vụ), bạn có quyền phỏng vấn và chọn sản phẩm (con người) phù hợp với triết lý, phong cách của bạn. Sau đó bạn đào tạo và có thêm chính sách, văn hóa của cty bạn cho họ, nếu làm tốt bạn sẽ thưởng thêm cho họ. Bạn cứ tới cty chúng tôi, vẫn dịch vụ thuê ngoài nhưng anh bảo vệ được hưởng mọi chế độ thưởng như nhân viên chính thức của cty, bạn tới xem anh ấy chào hỏi bạn như thế nào? Anh bảo vệ này đã gắn bó với Thế Giới Giấy hơn 4 năm, mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát của chúng tôi.
Câu hỏi 3: Tôi đã làm đúng trách nhiệm rồi còn gì?
- Responsibility có nghĩa là trách nhiệm được mô tả trong bảng mô tả công việc – Như đa số các cmt các bạn đã nói.
- Accountability là trách nhiệm tự thân. Tức là ngoài những trách nhiệm được mô tả thì tôi còn làm những việc mà tôi cảm thấy nên làm. Ở TGG chúng tôi khi nói đến trách nhiệm là nói đến từ Accountability này.
- Về phần nhà vệ sinh. Có thể chị lao công đã làm đúng trách nhiệm nhưng lực bất tòng tâm. Nhà vệ sinh dội nước bằng ca và với lượng người đó làm sao sạch cho nổi? Nhà vệ sinh không có luôn bồn tiểu mà đi tiểu vào cái máng, cái rãnh bê tông ai mà lau cho thấu? Nhà vệ sinh mà bồn cầu không có nút nhấn, không có giấy, chỉ có cái vòi xịt què quặt thì có vị khách nào còn muốn giữ gìn vệ sinh? Loại nhà vệ sinh này bạn sẽ bắt gặp nhan nhản.
Vậy làm sao cải thiện nó đây? Rất đơn giản. Muốn thay đổi nó thì đầu tiên ông chủ doanh nghiệp phải thay đổi nhận thức của mình trước. Ông chủ có xem việc mang lại niềm vui cho khách hàng là tôn chỉ không? Ông chủ có xem mang lại niềm vui cho khách hàng (khách hàng nội bộ và khách hàng bên ngoài) là niềm vui của mình không? Hay ông chủ chỉ làm mọi cách để tối giản chi phí, tối đa lợi nhuận? Rất nhiều ông chủ không biết một điều rằng nhà vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp tiết giảm nhân công. Họ không biết rằng nhà vệ sinh sạch sẽ sẽ làm khách ăn ngon miệng hơn. Họ không biết rằng khách ăn ngon miệng sẽ ngồi lâu hơn, gọi nhiều món hơn và tỷ lệ quay lại cao hơn. Họ không biết nhân viên thoải mái sẽ làm khách vui vẻ, khách vui vẻ sẽ tới quán thường xuyên hơn. Họ không biết rằng khi nhà vệ sinh sạch sẽ, nếu ai đó làm vẫy bẩn xuống sàn họ cảm thấy rất xấu hổ. Cuối cùng để xử lý cái WC họ đổ trách nhiệm cho chị lao công và đè chị ấy ra để trừ lương, trừ rồi mọi thứ nó lại tệ hơn, chẳng khá được. Đơn giản vì lỗi của con gà gáy to nhưng họ lại bảo con vịt ồn ào và giết thịt con vịt. Tôi đã tư vấn cho hàng chục nhà hàng về lỗi này, lúc đầu đa số điều rất cứng đầu về vấn đề này nhưng sau đó thì đa số đều rất hài lòng vì kết quả đáng kinh ngạc.
- BÀI TIẾP THEO: BÀI 23: TẠI SAO BẠN KHÔNG THỂ GỌI ĐƯỢC VỐN?
#serieskhởinghiệp #chiếnlượckhácbiệt #thếgiớigiấy #ankhang #Roto #Japani #sachifarms.
Tác Giả: Mai Quốc Bình ( CEO Thế Giới Giấy)