Trong một hội thảo dành cho doanh nhân, có một vị giáo sư, tiến sĩ nói rằng ‘’Doanh nhân, doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và thành công phải luôn luôn đặt câu hỏi tại sao?’’.
“Tại sao?” là câu hỏi tưởng như để tìm hiểu quá khứ nhưng thực ra lại thể hiện mối quan tâm đến tương lai. “Tại sao?” mới chính là câu hỏi quan trọng nhất. Nó giúp ta hiểu được mình đã làm gì đúng, và làm gì sai, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho bản thân trong tương lai.
Trả lời được câu hỏi “Tại sao?”, bạn sẽ không bao giờ phạm lại những thiếu sót cũ. Câu hỏi “Tại sao?” tạo cho bạn một phản xạ nhanh nhạy theo hướng tìm cách giải quyết nhanh nhất cho sự việc mới phát sinh.
Tại sao mình làm giống như người ta mà doanh nghiệp mãi không lớn? Mình đã làm giống người ta mà tại sao không hiệu quả? Tại sao mình làm mãi mà không giàu?
Tại sao? Tại sao? Và tại sao? Những câu hỏi tại sao sẽ giúp bạn truy đến cùng tận gốc vấn đề!
Mình thấy nhiều người tâm đắc và chia sẻ về vấn đề này. Tuy nhiên, bản thân mình thấy cách đặt vấn đề “WHY & WHY – TẠI SAO và TẠI SAO?’’ rất không ổn so với cách đặt vấn đề “WHAT & HOW TO DO? – NÓ LÀ CÁI GÌ và LÀM NHƯ THẾ NÀO?”
Nếu hỏi ‘’tại sao mình làm giống như người ta mà doanh nghiệp mãi không lớn?’’ thì câu trả lời sẽ là: Vì mình mới thành lập; vì mình không đủ tiền để đầu tư công nghệ, marketing & bán hàng; vì mình chưa đủ kinh nghiệm; vì đội ngũ của mình chưa giỏi; vì thị trường cạnh tranh khốc liệt quá…
Tuy nhiên nếu hỏi ‘’làm thế nào để mình lớn nhanh?’’ thì câu trả lời sẽ là: Chúng ta sẽ tập trung vào thế mạnh của mình; chúng ta sẽ áp dụng công nghệ để đi nhanh hơn; chúng ta sẽ sử dụng cơ chế vốn để tận dụng nguồn lực của người khác…
Tương tự, nếu hỏi “Mình đã làm giống người ta mà tại sao không hiệu quả?” thì câu trả lời là: Vì người ta đi trước mình; vì người ta mạnh về vốn, công nghệ; vì người ta sử dụng công nghệ quản lý tiên tiến; vì người ta có hệ thống phân phối rộng khắp….
Nhưng nếu hỏi “Mình phải làm thế nào để hiệu quả như người ta?” thì câu trả lời sẽ là: Tìm hiểu người ta đang sử dụng công nghệ gì để cải tiến và vượt lên; Mình sử dụng công nghệ 4.0 để hiệu quả hơn; mình tiết kiệm chi phí để hiệu quả hơn; mình tranh thủ sự linh hoạt, nhỏ gọn để chạy nhanh hơn…
Cuối cùng là câu hỏi “Tại sao mình mãi không giàu?” thì câu trả lời sẽ là: Vì bố mẹ mình không giàu; vì mình không được thừa kế một khối tài sản khổng lồ; vì mình không giỏi bằng người ta; vì họ may mắn hơn mình; vì mình không mình không làm kinh doanh…
Nhưng nếu hỏi “Mình phải làm gì để giàu như người ta?” thì câu trả lời là: Mình chịu khó làm nhiều hơn, chăm chỉ hơn; mình đi tìm những người giàu hơn để học hỏi cách làm; mình phải chịu khó học và thực hành tốt hơn…
Như vậy, với câu hỏi “WHY – TẠI SAO?” nó chủ yếu là ‘’sưu tầm’’ lý do, đổ lỗi cho hoàn cảnh, thoái thác trách nhiệm. Ngược lại với câu hỏi “HOW – LÀM THẾ NÀO?” thì con người ta luôn trăn trở làm gì để mình cải thiện công việc, cải thiện cuộc sống; tôi phải làm gì và làm thế nào? Nó thể hiện trách nhiệm của mình với công việc, sẵn sàng thay đổi, học hỏi để đạt được thành công.
Trong công việc và cuộc sống, muốn thành công, muốn vượt qua chính mình thì hãy đặt câu hỏi “Tôi có thể làm nó bằng cách nào – How can I do it?’’ thay vì hỏi “tại sao tôi không làm được? – Why I can’t do it?’’. Why thường chỉ sử dụng để giải quyết sự cố, vấn đề cấp bách trong những tình huống đơn giản. How là câu hỏi mang tính định hướng lâu dài.
CEO CTY THẾ GIỚI GIẤY
Bài viết liên quan
TÌM NHÀ PHÂN PHỐI TRÊN TOÀN QUỐC | 200 TRIỆU CHO MỘT TRANG MỚI.
Nếu có trong tay 200-300 triệu bạn sẽ làm gì? Nếu có 200 – 300
Th3
KHÁC BIỆT ĐỂ VƯƠN TẦM VÀ KHÁT VỌNG LỚN ĐỂ VƯƠN XA
“Nếu mình chỉ làm vừa đủ tiền để tiêu, chỉ làm để lo đủ cho
Th3
MÀY CHẲNG HỌC HÀNH GÌ MÀ THÀNH CÔNG QUÁ
Câu chuyện của hai người bạn học phổ thông dưới đây sẽ khiến nhiều người
Th7
KINH DOANH LÀ HOẠT ĐỘNG TẠO GIÁ TRỊ CHO NGƯỜI KHÁC, ĐỂ MANG VỀ LỢI ÍCH CHO MÌNH
Bài học đầu tiên và theo mãi về sau này: Hãy sáng tạo ra sản
Th7
CHỌN AI VÀ CÚNG KHAI TRƯƠNG THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TÀI?
Sáng sớm làm gà để cúng, luộc xong bà chị hốt hoảng hỏi “Sao gà
Th7
NGOẢNH NHÌN 2020 VÀ HƯỚNG TỚI 2021
Năm 2020 dịch bệnh đến bất ngờ. Tưởng chừng như đó là một thảm họa
Th7